Sinh năm 1943 tại Cố đô Huế, tuổi thơ lại gắn bó với quê ngoại bên bờ sông Lam, 35 năm quân ngũ và hơn 40 năm cầm bút vẽ, hoạ sĩ, doanh nhân Phạm Lực đến với bạn yêu nghệ thuật bởi nhiệt huyết mà cuộc sống là đề tài vô tận nuôi dưỡng sức sáng tạo của ông. Với Phạm Lực, mỗi ngày qua là một quà tặng và ông đem quà tặng đó biến thành những hoạ phẩm dâng tặng lại cho đời.
Ẩn mình trong một không gian đầy khói thuốc lá chen lẫn với mùi sơn dầu, khuôn mặt đã có nếp nhăn, điểm một bộ ria mép, đôi tay gân guốc, đó là chân dung hoạ sĩ Phạm Lực.Với bút vẽ trong tay, Phạm Lực bơi lội trong những màu sắc phong phú. ông sống không thể thiếu vẽ. Những dụng cụ quý báu đã theo ông từ Bắc chí Nam, từ Đông sang Tây. Những nguyên liệu đơn giản nhất như vải xô, giấy bào đều đã trở thành trợ lực cho tác phẩm của ông.
Tranh của Phạm Lực giàu tính hiện thực, chất chứa nhiều suy tư. Từ ngọn nguồn đề tài và cảm hứng xuất thần, ông chủ động tìm chọn chất liệu vẽ thích hợp: khắc gỗ, lụa, sơn dầu, sơn mài…. ở chất liệu nào Phạm Lực cũng khẳng định sự sáng tạo. Nhưng dường như ông có duyên với sơn mài, sơn dầu… Tới thăm nhà Phạm Lực, nhiều người ngỡ ngàng bởi cả nghìn bức tranh. Trời phú cho ông có một sức khỏe dẻo dai để làm việc không biết mệt mỏi.
Đã có một số người nhận xét rằng: Tranh Phạm Lực thường rất lạ mà quen. Lạ vì bút pháp táo bạo, quyết liệt của ông, rất quen vì chúng mang tâm hồn ông, một người Việt. Sự thô mộc của cái đẹp, sự gồ ghề đường nét của tranh Phạm Lực không hề lặp lại. Cái đẹp trong tranh ông là cái đẹp của cuộc sống, của quê hương, của những người lao động. Những người đã từng trải nghiệm những tháng ngày khó khăn, gian khổ của chiến tranh, của lao động sẽ cảm nhận được sâu sắc hơn sự lung linh của vẻ đẹp trong tranh ông.
Sinh năm 1943 tại Cố đô Huế, tuổi thơ lại gắn bó với quê ngoại bên bờ sông Lam, 35 năm quân ngũ và hơn 40 năm cầm bút vẽ, hoạ sĩ, doanh nhân Phạm Lực đến với bạn yêu nghệ thuật bởi nhiệt huyết mà cuộc sống là đề tài vô tận nuôi dưỡng sức sáng tạo của ông. Với Phạm Lực, mỗi ngày qua là một quà tặng và ông đem quà tặng đó biến thành những hoạ phẩm dâng tặng lại cho đời.
Ẩn mình trong một không gian đầy khói thuốc lá chen lẫn với mùi sơn dầu, khuôn mặt đã có nếp nhăn, điểm một bộ ria mép, đôi tay gân guốc, đó là chân dung hoạ sĩ Phạm Lực.Với bút vẽ trong tay, Phạm Lực bơi lội trong những màu sắc phong phú. ông sống không thể thiếu vẽ. Những dụng cụ quý báu đã theo ông từ Bắc chí Nam, từ Đông sang Tây. Những nguyên liệu đơn giản nhất như vải xô, giấy bào đều đã trở thành trợ lực cho tác phẩm của ông.
Tranh của Phạm Lực giàu tính hiện thực, chất chứa nhiều suy tư. Từ ngọn nguồn đề tài và cảm hứng xuất thần, ông chủ động tìm chọn chất liệu vẽ thích hợp: khắc gỗ, lụa, sơn dầu, sơn mài…. ở chất liệu nào Phạm Lực cũng khẳng định sự sáng tạo. Nhưng dường như ông có duyên với sơn mài, sơn dầu… Tới thăm nhà Phạm Lực, nhiều người ngỡ ngàng bởi cả nghìn bức tranh. Trời phú cho ông có một sức khỏe dẻo dai để làm việc không biết mệt mỏi.
Đã có một số người nhận xét rằng: Tranh Phạm Lực thường rất lạ mà quen. Lạ vì bút pháp táo bạo, quyết liệt của ông, rất quen vì chúng mang tâm hồn ông, một người Việt. Sự thô mộc của cái đẹp, sự gồ ghề đường nét của tranh Phạm Lực không hề lặp lại. Cái đẹp trong tranh ông là cái đẹp của cuộc sống, của quê hương, của những người lao động. Những người đã từng trải nghiệm những tháng ngày khó khăn, gian khổ của chiến tranh, của lao động sẽ cảm nhận được sâu sắc hơn sự lung linh của vẻ đẹp trong tranh ông.
MỘT DOANH NHÂN CẦM BÚT VẼ
Sinh năm 1943 tại Cố đô Huế, tuổi thơ lại gắn bó với quê ngoại bên bờ sông Lam, 35 năm quân ngũ và hơn 40 năm cầm bút vẽ, hoạ sĩ, doanh nhân Phạm Lực đến với bạn yêu nghệ thuật bởi nhiệt huyết mà cuộc sống là đề tài vô tận nuôi dưỡng sức sáng tạo của ông. Với Phạm Lực, mỗi ngày qua là một quà tặng và ông đem quà tặng đó biến thành những hoạ phẩm dâng tặng lại cho đời.
Ẩn mình trong một không gian đầy khói thuốc lá chen lẫn với mùi sơn dầu, khuôn mặt đã có nếp nhăn, điểm một bộ ria mép, đôi tay gân guốc, đó là chân dung hoạ sĩ Phạm Lực.Với bút vẽ trong tay, Phạm Lực bơi lội trong những màu sắc phong phú. ông sống không thể thiếu vẽ. Những dụng cụ quý báu đã theo ông từ Bắc chí Nam, từ Đông sang Tây. Những nguyên liệu đơn giản nhất như vải xô, giấy bào đều đã trở thành trợ lực cho tác phẩm của ông.
Tranh của Phạm Lực giàu tính hiện thực, chất chứa nhiều suy tư. Từ ngọn nguồn đề tài và cảm hứng xuất thần, ông chủ động tìm chọn chất liệu vẽ thích hợp: khắc gỗ, lụa, sơn dầu, sơn mài…. ở chất liệu nào Phạm Lực cũng khẳng định sự sáng tạo. Nhưng dường như ông có duyên với sơn mài, sơn dầu… Tới thăm nhà Phạm Lực, nhiều người ngỡ ngàng bởi cả nghìn bức tranh. Trời phú cho ông có một sức khỏe dẻo dai để làm việc không biết mệt mỏi.
Đã có một số người nhận xét rằng: Tranh Phạm Lực thường rất lạ mà quen. Lạ vì bút pháp táo bạo, quyết liệt của ông, rất quen vì chúng mang tâm hồn ông, một người Việt. Sự thô mộc của cái đẹp, sự gồ ghề đường nét của tranh Phạm Lực không hề lặp lại. Cái đẹp trong tranh ông là cái đẹp của cuộc sống, của quê hương, của những người lao động. Những người đã từng trải nghiệm những tháng ngày khó khăn, gian khổ của chiến tranh, của lao động sẽ cảm nhận được sâu sắc hơn sự lung linh của vẻ đẹp trong tranh ông.
Xuất thân từ một làng quê miền Trung nghèo khổ, ông từng là lính chiến đấu bảo vệ Tổ quốc. Cái bản chất giản đơn của người nông dân, cái chân tình mộc mạc của anh bộ đội Cụ Hồ đã thấm đậm trong tâm hồn ông và ông cứ vẽ, cứ vẽ trong cái hành trang đậm đà tình ngươì ấy. Nhiều người đồng cảm với ông, yêu ông và đắm say cái nghệ thuật của ông vì điều đó.
Tốt nghiệp trường Đại học Mỹ thuật Hà Nội năm 1997, Phạm Lực đã tham gia nhiều cuộc triển lãm tranh trong và ngoài nước (Nhật , Đức, Pháp, Mỹ, Ba Lan)… Năm 1990, tranh của ông đã nhận được giải thưởng nghệ thuật của Bộ Quốc phòng. Tranh ông hiện có trong Bảo tàng Mỹ thuật và các sưu tập cá nhân ở nhiều nước. ông luôn hăm hở, lúc vẽ tranh tặng bạn, lúc hào hứng tặng tranh để bán lấy tiền làm từ thiện, xây dựng quỹ tình nghĩa. Làm được điều đó bởi trong sâu thẳm ông có khối óc và trái tim hoạ sĩ – chiến sĩ.
Là một hoạ sĩ, một doanh nhân, Phạm Lực không coi trọng vấn đề tiền bạc. Ông tâm sự rằng: “Tôi đã cống hiến những buổi học cho những hoạ sĩ gặp khó khăn để họ có thể kiếm sống được từ những tác phẩm của họ”. Hiện nay, hoạ sĩ Phạm Lực quyết định hi sinh hơn nữa cho nhiều người khác. “Nghệ thuật đã mang lại cho tôi cuộc sống với rất nhiêù thú vị. Tôi đã bán được rất nhiều tranh. Một phần thu nhập của việc bán tranh, tôi đã dành cho những tổ chức từ thiện, những trẻ em bất hạnh”.
Hiện nay, ngôi nhà của ông trên đường Nghi Tàm cũng đã trở thành một phòng tranh bề thế và đầy uy tín. ông đã lo được cuộc sống ổn định cho rất nhiêù người đến làm việc cùng ông . Và tất cả nhân viên của ông đều cảm thấy vui vẻ, thoải mái khi được ở bên cạnh ông- một giám đốc đầy tài năng và sẵn sàng giúp đỡ mọi người.
Nói về quãng đời sáng tác của mình, Phạm Lực bộc bạch rằng: “Đối với tôi, vẽ là niềm đam mê bất tận. Vẽ đã giúp tôi làm được nhiều việc có ích cho cuộc đời này. Hiện nay phòng tranh của tôi lúc nào cũng đông khách đến mua hàng, đặt hàng, thưởng ngoạn. Cho đến bây giờ tôi đã có hàng chục đối tác là khách hàng trung thành chơi tranh của tôi, đa số là khách nước ngoài . Điều đó là nguồn thu nhập và cũng là nguồn động viên tinh thần to lớn giúp tôi làm tốt hơn công việc của mình”.
Vào thăm phòng tranh của ông, ta bắt gặp ngổn ngang những giá vẽ, khung tranh, vô số cây cọ và những mảng màu dang dở. Những ngày tháng này, khi đã trải qua cuộc sống có cả đạn bom và hoà bình, nét bút của Phạm Lực đã trở nên ưu tư hơn nhưng không vì thế kém đi sự dịu dàng, tình cảm. Đó chính là cái tình của người cầm bút đã đi qua cuộc chiến đấu cho đất nước hoà bình.
Có thể khẳng định rằng trong giới hội hoạ Việt Nam, Phạm Lực đã là một hoạ sĩ có thương hiệu. ở Hà Nội, có rất nhiều nhà ngoại giao, kỹ sư, bác sĩ, nghệ sĩ, nhà giáo, nhà doanh nghiệp,… thường xuyên sưu tập tranh Phạm Lực. Đáng quý hơn, họ còn tập hợp nhau thành Câu lạc bộ những người yêu tranh Phạm Lực.
Sức quyến rũ của tranh Phạm Lực là ở những nhân vật trong tác phẩm. Những phụ nữ, những ông già, bà lão, những bác nông dân, công nhân, bộ đội,… trong tranh cuả ông đều rất gần gũi đời thường như ta vẫn gặp hàng ngày . Những người nước ngoài, những vị đại sứ sưu tầm tranh Phạm Lực vì họ đã tìm thấy hình ảnh một Việt Nam truyền thống qua Chợ phiên, Đêm hội trung thu, Trẻ chăn trâu, Chơi ô ăn quan, Đón cá về….Song với Phạm Lực quan trọng hơn hết vẫn là sự đồng cảm của ông với hội hoạ. Và với ông sự đồng cảm của hàng trăm người hâm mộ là niềm hạnh phúc nhất của người hoạ sĩ.
Khi nói về chuyện doanh nhân, ông cho rằng: “Vẽ tranh cũng là một hình thức kinh doanh nghệ thuật. Nhưng tôi đến với nghệ thuật này không phaỉ vì mục đích lợi nhuận mà bằng niềm đam mê, sự đam mê ấy đã chắp cánh cho tôi thăng hoa để thành công nối tiếp. Tôi rất vui vì mình đã tạo được công việc cho một số người phụ việc đủ để đảm bảo cuộc sống cho ho. Và đây là nguồn động viên tinh thần to lớn giúp tôi say mê sáng tạo trong cuộc sống để mang cái đẹp đến cho mọi người”.
Vâng, doanh nhân, chiến sĩ, hoạ sĩ Phạm Lực vẫn đang tiếp tục con đường không có điểm dừng ấy với đầy sắc nắng ở tương lai…
Vàng Anh – Doanh nhân Việt Nam xưa & nay